-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
10 cuốn sách ám ảnh về những cuộc di dân
0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin
Cho dù đến với niềm hy vọng hay rời đi trong tuyệt vọng thì những cuộc di cư vẫn là động lực cho một vài cuốn tiểu thuyết tuyệt vời. Dưới đây là 10 cuốn sách đáng chú ý nhất.
1. The UnAmericans (tạm dịch: Không phải người Mỹ) – Molly Antopol
Trong “Retrospective” (tạm dịch: Hồi tưởng), câu chuyện cuối cùng trong tuyển tập này, Boaz là một người Israel theo cô vợ Mira người Mỹ đến Boston. Cuộc hôn nhân của họ khá chập choạng khi Boaz sống hết mình trong khi người vợ chỉ muốn một cuộc sống bình thường. Câu chuyện là một cuộc hành trình tìm kiếm những giới hạn của tình yêu, và mặc dù mong muốn có không gian như một người New England, Boaz cũng không thể giải thích về cuộc hôn nhân của chính mình, “không một từ ngữ nào có thể miêu tả loại cô đơn này”.
2. My Ántonia (tạm dịch: Ántonia của tôi) – Willa Cather
Một người nhập cư trái phép bị trục xuất tại Ấn Độ đã từng nói rằng anh ta đến nước Anh để “kuch ban jaweh” hay “làm nên một điều gì đó” – có lẽ là xây dựng tương lai. Điều này gợi nhớ về những người nhập cư trong cuốn tiểu thuyết của Cather, chủ yếu là từ Bohemia, cũng có người từ vùng Scandina. Họ sống trong những ngôi nhà cỏ và lao động trên vùng đất Nebraskan, nơi chẳng có gì ngoài đất đai, không phải một quốc gia cụ thể, nhưng lại là yếu tố tạo nên những quốc gia”.
3. A Question of Power (tạm dịch: Nghi vấn về sức mạnh) – Bessie Head
Elizabeth là một người con lai. Tại đất nước mà cô di trú, cô không được coi là người da trắng ở Nam Phi, nhưng người Batswana cũng không coi cô là người da đen. Và điều đó cho ra đời cuốn tiểu thuyết mang tính chủng tộc cho thấy việc di cư tạo ra sự điên rồ cần thiết khiến Elizabeth có thể kháng cự các trò chơi quyền lực về chủng tộc và giới tính và cuối cùng là tạo ra và tuyên bố một nhân dạng mới cho chính bản thân mình – người phụ nữ châu Phi di cư.
4. The Great Partition (tạm dịch: Sự phân tách vĩ đại) – Yasmin Khan
Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết giả tưởng hay nhất về sự phân tách đất nước Ấn Độ, và Khan cực kỳ thông minh trong việc thể hiện sự phân tách này không phải là một thỏa thuận được thực hiện, mà ở đó, có nhiều hơn một quan điểm được đưa ra, bao gồm cả giải pháp khiêu khích liên quan đến các bang trên khắp Ấn Độ. Đây cũng chính là cuốn sách với nhiều hình ảnh nổi bật: các cô gái đang trang trí những con lạc đà ngay ngoài trạm thu phí, những chàng trai trong các băng nhóm cùng với những chiếc mũ bảo hiểm tự chế, các viên chức chính phủ buộc phải sử dụng gai thay vì kẹp giấy và một văn phòng hôn nhân được tổ chức để giúp “những người đàn ông và phụ nữ bị buộc rời đi có thể cùng liên lạc với nhau”.
5. Unaccustomed Earth (tạm dịch: Trái đất xa lạ) – Jhumpa Lahiri
“Hell – Heaven” (tạm dịch: Địa ngục – Thiên đường), một câu chuyện ngắn trong tuyển tập này, kể về Aparna, một người phụ nữ Bengal đã kết hôn sống tại Massachusetts, và một chàng trai trẻ tên Pranab. Nhiều năm sau mối quan hệ của họ được kể lại bởi cô con gái của Aparna là Usha. Câu chuyện đầy cảm động về cuộc đấu tranh gian khổ giữa truyền thống và phi truyền thống, và cái giá mà bạn phải trả cho dù bạn lựa chọn như thế nào.
6. Preparation for the Next Life (tạm dịch: Chuẩn bị cho cuộc sống mới) – Atticus Lish
Đây là câu chuyện về Zou Lei, một tín đồ Hồi giáo người Hoa nhập cư trái phép và Brad Skinner, một người lính tan vỡ mộng tưởng khi phải chiến đấu trong thời gian dài tại chiến trường Iraq. Zou, với tên gọi có nghĩa là sấm sét, thể hiện sự kiên cường, còn chính Brad lại luôn phải đấu tranh. Cuốn sách bao gồm đầy đủ các chi tiết gợi lên một cuộc sống viên mãn tuy đôi khi vẫn còn chút khổ đau: “Anh bước về phía cô, cánh tay nhẹ nhàng vuốt lại chiếc áo parka của mình”.
7. Pinjar (tạm dịch: Bộ xương) – Amrita Pritam
Pinjar, có nghĩa là “bộ xương”, là một trong vài cuốn tiểu thuyết về vấn đề phân tách Ấn Độ và những chuyến di cư sau đó qua đôi mắt của một người phụ nữ. Nội dung câu chuyện mang yếu tố từ bi sâu sắc về một người quả cảm và lanh lợi ở Puro.
8. Giants in the Earth (tạm dịch: Những người khổng lồ trên Trái đất) – Ole Edvart Rølvaag
Rõ ràng việc di dân tự nguyện là một hành động mang nhiều hi vọng, và có lẽ đối với Per Hansa thì điều này còn hơn thế nữa. Per Hansa, một người Na Uy, vào năm 1873 đã đưa người vợ Beret, con trai Ole và đứa con gái bé bỏng Anna Marie của mình tới lãnh thổ Dakota: “Như anh được cho biết, ở đất nước này không hề thiếu cơ hội”. Điều để lại ấn tượng sâu sắc của tác phẩm chính là sự lạc quan của Per, khi ông không chấp nhận thực tại mà bất chấp cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, bước ra ngoài và làm việc cật lực với niềm tin rằng mình có thể xây dựng một nơi để gọi là nhà.
9. Call it Sleep (tạm dịch: Giấc ngủ) – Henry Roth
Câu nói của Dì Bertha “Tất cả những tên lừa gạt đều có cái lưỡi ăn nói trơn tru” cho thấy bản thân dì rất biết ăn nói, và đây cũng chính là thứ ngôn ngữ văn chương khiến tác phẩm được yêu thích.
10. Zebra Crossing (tạm dịch: Vạch qua đường) – Meg Vandermerwe
Có bối cảnh chính tại Cape Town, cuốn tiểu thuyết kể về những khó khăn của việc di cư trái phép của người da đen tại thành phố này. World Cup – “sự kiện vĩ đại nhất từng diễn ra tại Châu Phi” đang đến gần và Chipo, một cô gái bạch tạng từ Zimbabwe đang kiếm tìm cơ hội cho chính mình. Ngọt ngào, gan dạ và hiếu kỳ, cô ấy chính xác là một người hướng dẫn tuyệt vời và cởi mở tại vùng đất Nam Phi mới mẻ này.
Theo The Guardian
* Khuyễn mãi dành cho các bạn đọc:
- Giảm tới ~70% cho các bạn đọc khi sử dụng gói ưu đãi trước
- Đọc sách không hạn chế với gói đọc sách trọn đời
- Các bạn có thể nhận sách miễn phí theo yêu cầu tại đây