Những cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho Steve Jobs: Sức mạnh của sự khác biệt bắt nguồn từ thói quen đọc mỗi ngày

0 Bình luận ... Được đăng bởi Hạ Hoàng Sơn

 

Trong một lần giới thiệu dòng sản phẩm Macbook, Steve Jobs từng chia sẻ rằng: “Lý do để Apple có thể sản xuất ra những sản phẩm như iPad là bởi vì chúng tôi luôn cố gắng kết hợp giữa công nghệ và nghệ thuật tự do”. Bằng cách kết hợp đó, Apple có thể “tạo ra những sản phẩm cực kỳ tiên tiến về công nghệ nhưng đồng thời cũng phải trực quan, dễ sử dụng, hấp dẫn người dùng, phù hợp với những mong muốn của họ.

Để đến đến với quan điểm đó, Jobs cũng đã phải mất cả một thời gian dài để hình thành, bồi đắp và nuôi dưỡng những quan điểm nhân văn. Và đọc là một trong số những cách ông sử dụng. Suốt cuộc đời mình, Jobs đã đọc hàng ngàn cuốn sách nhưng có những cuốn tạo ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của huyền thoại Steve Jobs. Đó là:

“Vua Lear” của William Shakespeare

 

 

Trong những năm cuối trung học của mình, Steve Jobs đã mê mẩn cuốn Vua Lear (King Lear) của đại văn hào William Shakespeare. Đó là một trong những cuốn sách tâm đắc nhất của ông khi bắt đầu nghe nhạc và tìm đọc những thứ ngoài khoa học và công nghệ.

Cuốn sách miêu tả quá trình điên rồ của nhân vật chính sau khi chia vương quốc của mình cho hai trong số ba người con gái dựa trên những lời khen của các con, và điều mang lại những hậu quả bi thảm cho tất cả. Đó cũng là bài học mà Steve Jobs thời trẻ đã học được một cách sâu sắc khi bạn đánh mất sự kiểm soát đế chế của mình.

“Cá voi trắng” của Herman Melville

 

Một cuốn sách khác mà ông chủ của Apple cũng rất thích thời niên thiếu, đó chính là cuốn Cá voi trắng (Moby Dick) của Herman Melville. Cuốn sách kể về cuộc phiêu lưu của thủy thủ lang thang Ishamael và chuyến đi của mình trên một con tàu săn cá voi được chỉ huy bởi thuyền trưởng tên Ahab.

Nhân vật thuyền trưởng Ahab đã ảnh hưởng rất nhiều đến Jobs, về việc tích lũy các kinh nghiệm từ thực tế của chính bản thân mình chứ không thể dựa dẫm quá nhiều vào tổ chức.

“Sống trong hiện tại” của Ram Dass

 

Jobs đọc cuốn Sống trong hiện tại (Be here now) khi ông theo học trường Cao đẳng Reed, một ngôi trường nghệ thuật tự do ưu tú tại Portland, Oregon. Tại đây, ông bắt đầu dùng LSD và đọc rất nhiều sách về tâm linh.

“Be here now” là một cuốn sách hướng dẫn về thiền của Ram Dass, và cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhân sinh quan của Jobs. “Mặc dù tôi mới chỉ bước những bước đầu tiên trên con đường của mình nhưng tôi tự nhủ sẽ cống hiến hết mình cho mảnh đất đã sinh ra tôi.

Tôi sẽ đem những gì đã học được, chia sẻ với những người sắp đi chung con đường với tôi. Từng người trong chúng tôi đều sẽ làm thế. Đối với tôi, câu chuyện này là một phương tiện để truyền tải thông điệp cuộc sống. Nó đã thay đổi tôi, và rất nhiều người bạn của tôi”, Jobs cho biết.

“Chế độ ăn cho hành tinh nhỏ” của Frances Moore Lappe

 

Thời gian học ở Reed đã mở rộng nhiều hiểu biết cho Jobs cũng như thay đổi những thói quen sống trước đây nhờ việc tiếp cận nhiều loại sách ngoài chuyên ngành khoa học của mình.

“Chế độ ăn cho hành tinh nhỏ” (Diet for a Small Planet) là một cuốn sách viết về chế độ ăn chay mà vẫn già protein, đã bán được 3 triệu bản ngay sau khi xuất bản. Cuốn sách đã làm nên một cuộc đột phá trong thói quen của Jobs khi bắt đầu ăn chay và từ bỏ thói quen ăn quá nhiều thịt, vì những lợi ích không chỉ với cá nhân và còn với toàn hành tinh.

“Tự truyện của một Yogi” của Paramahansa

 

Jobs đã đọc cuốn sách Tự truyện của một Yogi (Autobiography of a Yogi) từ khi còn học trung học nhưng lại có cơ hội đọc lại lần nữa khi đang nghỉ tại một khách sạn dưới chân dãy Himalayas tại Ấn Độ.

“Một vị khách trước đó để quên cuốn sách bản tiếng Anh. Và vì không có gì làm nên tôi đã đọc đi đọc lại nó nhiều lần, đi bộ từ làng này sang làng khác và khỏi được cả chứng kiết lị”. Cho đến nay, Jobs vẫn đọc lại cuốn sách mỗi năm.

“Thiền tâm, sơ tâm” của Shunryu Suzuki

 

Khi trở lại Mỹ từ Ấn Độ, mối quan tâm của Jobs với thiền đạo vẫn không thay đổi, thậm chí có phần hơn. Một phần của điều này là do khoảng những năm 1970, đạo thiền bắt đầu xâm nhập vào Mỹ tại bang California. Và Jobs đã tham gia lớp học của Shunryu Suzuki, nhà sư Nhật Bản, đồng thời là tác giả cuốn Tâm thiền, tâm ban sơ (Zen Mind, Beginner's Mind).

Giống như mọi thứ khác, Jobs bắt đầu chăm chỉ tập trung vào thiền đến nỗi người bạn thân nhất của ông lúc bấy giờ còn có lúc không chịu nổi.

“Thiền đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Thậm chí có những lúc tôi đã nghĩ đến việc đi đến Nhật Bản và xin gia nhập tu viện Eihei-ji. Tuy nhiên, có động lực nào đó đã giữ tôi ở lại mảnh đất California này” – Jobs cho biết.

“Thế lưỡng nan của nhà cải tiến” của Clay Christensen

 

 

Apple thường tung ra các sản phẩm mới tại đúng thời điểm mà các sản phẩm trước đó đang bán rất chạy. Chẳng hạn như việc Apple tung ra iPhone ngay trong thời điểm iPod đang đạt doanh số ký lục. Điều này đã ngay lập tức khiến iPod trở nên lỗi thời và Iphone trở thành hàng “hot” ngay lập tức.

Jobs đã học chiêu thức này như một phần cần thiết của tăng trưởng, nhờ cuốn sách Thế lưỡng nan của nhà cải tiến (The Innovator's Dilemma) của vị giáo sư huyền thoại của trường kinh doanh Harvard - Clayton M. Christensen.

Cuốn sách thừa nhận rằng nhiều công ty thường bị hủy hoại bởi chính sự thành công do họ chỉ dậm chân tại chỗ mà không nghĩ ra các ý tưởng mới. Trong khi đó, Jobs đã làm những điều ngược lại để chứng minh rằng, những sai lầm như vậy sẽ không xảy ra với Apple.

“Điều quan trọng là chúng tôi tạo ra sự khác biệt, giống như cách mà Christensen gọi, người phát minh ra cái mới phải là người cuối cùng nhìn thấy phiên bản trước đó của nó. Và chúng tôi không muốn bị bỏ lại phía sau”, Jobs chia sẻ.

 

Theo Cafebiz

 

* Khuyễn mãi dành cho các bạn đọc:

- Giảm tới ~70% cho các bạn đọc khi sử dụng gói ưu đãi trước 

- Đọc sách không hạn chế với gói đọc sách trọn đời

- Các bạn có thể nhận sách miễn phí theo yêu cầu tại đây

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo