10 cuốn sách xuất sắc viết về thế giới mạng

0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin

 

Từ những cuốn tiểu thuyết đến những bản tuyên ngôn và những bài phàn nàn, tác giả và cũng là nhà học thuật, đã chọn ra những cuốn sách hay nhất về hệ thống mạng đã tạo nên thế giới của chúng ta.

Giáo sư John Naughton là một nhà học thuật người Iran và một nhà báo ở Cambridge. Ông còn được biết đến như một nhà sử học nổi tiếng về internet. Cuốn sách mới của ông, Từ Gutenberg đến Zuckerberg: những gì bạn thực sự cần biết về Internet (From Gutenberg to Zuckerberg: What You Really Need to Know about the Internet. John Naughton) được Quercus Books xuất bản.

Link sách tại thư viện

“Tôi là một nhà học thuật và một nhà báo trong suốt cuộc đời làm việc của mình, vì thế bạn có thể nói tôi đã đặt chân lên cả hai lĩnh vực, như người đồng hương nổi tiếng của tôi, Conor Cruise O’Brien, đã từng nói. Không như những người hoạt động báo chí ở Anh, tôi còn là một kĩ sư- một nghề thường được chiếu cố bởi truyền thông Anh, lực lượng trong những năm 1990 cũng đã từng nhạo báng internet như một “kênh phát thanh của Nhóm Công Dân ngày hôm nay” (nguyên bản: ‘the Citizen Band radio de nos jours’). Bất mãn trước sự thờ ơ ngầm thấy trong đó, tôi viết cuốn “Lược sử của Tương Lai” để kể lại câu chuyện internet đã đến như thế nào. Và cuốn sách dẫn đến nhiều cuộc trò truyện trong nhiều năm với những chính trị gia, nhà làm luật và cả những những nhà lãnh đạo kinh doanh. Điều làm tôi ngạc nhiên trong những cuộc trò chuyện này, vì internet được chuyển thể từ một cái gì đó ở bên ngoài (như không gian du lịch) vào trong cuộc sống (như nguồn điện), là mức độ họ hiểu lầm nó – kể cả từ những người hiểu biết và có kiến thức rộng. Vậy nên, cuối cùng, tôi đặt ra cho mình một câu hỏi: mọi người cần thực sự biết điều gì đề có thể thực sự hiểu về tầm quan trọng của internet? Câu trả lời là bạn cần biết một cơ số nhỏ về những Ý KIẾN LỚN. Nhưng bao nhiêu đây? Sau đó tôi nhớ đến một bài viết của nhà tâm lý học Goerge Miller khẳng định rằng trung bình con người có thể nhớ được 7 ý kiến khác biệt (cộng trừ hai) trong trí nhớ ngắn hạn của mình. Điều này dẫn đến ý tưởng về một quyển sách 9 chương- 9 điều bạn thực sự cần biết về mạng. Nếu bạ có hứng thú thì cũng nên đọc cả 10 quyển sách dưới đây nữa”

Link sách tại thư viện

1. Ngân hà Internet (The Internet Galaxy) – Manuel Castells

Manuel Castells là nhà xã hội học đi đầu trong lĩnh vực không gian mạng. Rất nhiều trong số bài viết học thuật của ông khá khó hiểu với đối tượng nghiệp dư. Nhưng ấn bản này này, gồm những bài giảng của ông tại đại học Oxford, đã đưa ra một sự khái quát tuyệt vời về khái niệm internet.

Link sách từ thư viện

2. Sự thịnh vượng của hệ thống mạng (The Wealth of Networks) – Yochai Benkler

Cuốn này này là sự thể hiện lòng kính trọng của mình với Adam Smith, tác giả của cuốn sách “Sự thịnh vượng của các quốc gia”- cuốn sách được ví như kinh thánh của các nhà tư bản, với những luận điểm khẳng định nền kinh tế thị trường tự do mang lại nhiều lợi ích và năng suất hơn bất cứ nền kinh tế nào khác. Cuốn sách lớn của Benkler là sự phân tích dễ hiểu nhất về tầm quan trọng của việc “sản xuất ngang hàng” – hoạt động sáng tạo nhờ có internet, diễn ra ngoài hệ thống thị trường. Một trong những điểm thu hút của cuốn sách là bạn không chỉ có thể mua nó tại Nhà xuất bản đại học Yale theo cách thông thường, mà còn có thể tải tập tin pdf từ benkler.org.

Link sách tại thư viện

3. Tương lai của Internet, và Làm Sao Để Ngăn Điều Đó (The Future of the Internet, and How To Stop It) – Jonathan Zittrain

Cuốn sách là một sự phân tích tuyệt vời bởi một nhà học giả luật ở đại học Havard (và cũng từng là một chuyên viên tin học) về việc làm thế nào internet đã có thể trở thành nguyên nhân của những đổi mới đi xuống – và một luận thuyết đúng đắn về việc làm thế nào sự phá hủy đó lại mang mầm mống của sự phá hủy hệ thống mạng- hay ở mức nào đó sự “đoạt được” bởi những trật tự thương mại và chính trị. Có bán tại tất cả những hiệu sách hay – hoặc tải miễn phí dưới dạng tập tin pdf tại futureoftheinternet.org

Link sách tại thư viện

4. Sự chuyển giao (Transmission) – Hari Kunzru

Cuốn tiểu thuyết của Hari Kunzru ít nhiều đã tạo nên một mầm mống mới – còn được biết đến với cái tên “Sự Thắp Sáng Niềm Đam Mê” (Geek Lit). Một trong những chi tiết đáng chú ý nhất là cách thông thường tác giả đồng ý rằng internet là một bối cảnh bình thường nơi diễn ra những hành trình của vị anh hùng mạng, Arjun Medha.

Link sách tại thư viện

5. Neal Stephenson - Reamde

Stephenson là Pynchon Thomas của mạng internet, một cây viết của những câu chuyện giả tưởng đầy sắc màu và không thể bỏ qua được, với cốt truyện trong đó hệ thống mạng được thêu dệt chặt chẽ. Reamde (sự vận dụng của tên tập tin thông thường – Readme – trong những hệ thống máy tính) dùng trong trò chơi trực tuyến, tội phạm mạng, MI6 và xã hội đen Nga, ngoài những điều khác, trong một sự pha trộn hấp dẫn của một bộ phim kinh dị và chủ nghĩa hiện thực chán ngắt. Một điều khác biệt ở Stephonson là dù là một tiểu thuyết gia, ông lại có hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực máy tính. “Khởi đầu là dòng lệnh” là một bài tiểu luận tuyệt vời của ông về Linux.

Link sách tại thư viện

6. Bạn không phải là một phụ tùng (You Are Not a Gadget) – Jaron Lanier

Đây chính là bản tuyên ngôn về “thuốc giải” cho chủ nghĩa không tưởng về công nghệ. Điều làm cho cuốn sách có năng lực đặc biệt này là “Lanier không phải là kẻ không thích công nghệ mới thông thường”. Ngược lại: ông là một trong những người tiên phong trong công nghệ Thực Tế Ảo (VR) trong những năm 1980 và sau đó trở thành người phát triển những ứng dụng y tế của VR. Ông cũng là một nhạc sĩ, người đã thu âm với những nghệ sĩ như John Lennon và Philip Glass. Vì thế bài chỉ trích của ông với những tác động phi nhân hóa, đần hóa của công nghệ mạng- theo cách “Pha trộn văn hóa” là sự kí sinh trên hoạt động sáng tạo chân chính.

Link sách tại thư viện

7. Republic.com – Cass Sunstein

Những người lạc quan về công nghệ coi internet như nhân tố mở ra một thị trường ý tưởng tự do, một không gian bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với những suy nghĩ hay nhất và những luận điểm hay nhất. Nhưng những người với tư tưởng hoài nghi như Cass Sunstein lại thấy những công nghệ đang phát triển của sự “cá nhân hóa” – phần mềm cho phép Amazon đưa ra những khuyến nghị phù hợp với từng cá nhân, hay hệ thống chắt lọc, cho phép bạn có thể xây dựng “Tôi Mỗi Ngày” trong một chuỗi RSS từ những trang mà bạn đồng ý – như một tác động đối kháng đi theo một hướng khác. Chúng nhìn trước được một thế giới trực tuyến trong đó bạn chỉ có thể thấy được những gì mình muốn thấy và nghe những gì bạn muốn nghe – hay nói theo cách khác đó là sự phân mảng của internet vào vô số các echo-chambers, một sự phát triển nguy hiểm cho sự dân chủ. Và nếu bạn nghĩ rằng đó là nỗi sợ viển vông, hãy nhìn vào Đảng Tea ở Hoa Kỳ.

Link sách tại thư viện

8. Sự Ảo Tưởng Mạng (The Net Delusion) – Evgeny Morozov

Một “liều thuốc giải” đáng đọc dành cho chủ nghĩa mạng không tưởng. Morozov không mấy thiện cảm đối với net. Ông không tin rằng thực chất nó là một công nghệ cách mạng. Ngược lại, người Trung Quốc đã cho thấy rằng chế độ độc tài hoàn toàn đã có khả năng thích ứng hoàn hảo với nó, sử dụng triệt để những tiềm năng của nó để giám sát toàn diện. Và ông cũng hoài nghi về ý kiến cho rằng những câu hỏi quan trọng về chính trị và xã hội có thể luôn được đóng khung trong thế giới mạng. Đọc tác phẩm của Morozov, ta có ấn tượng về một người đàn ông bận rộn dựng bù nhìn để chúng ta tập ngắm bắn, nhưng cuốn sách của ông lại khá khiêu khích và xáo trộn.

Link sách tại thư viện

9. Darwin giữa máy móc: cuộc cách mạng của trí thông minh toàn cầu (Darwin Among the Machines: the evolution of global intelligence) – George Dyson

Một trong những quyển sách nguyên bản và hấp dẫn nhất trong vòng hai thập kỷ qua. Dyson chỉ ra rằng trí thông minh luôn là một hiện tượng nổi trội – đó là, một tài sản của toàn bô những hệ thống không thể suy ra từ việc tìm hiểu về những thành tố của nó một cách riêng biệt. Vì vậy trí thông minh con người “sinh ra” từ sự kết hợp của những nơ-ron không thông minh. Dyson đưa ý kiến này của ông đến với những gì ông thấy như một kết luận lô gích: nếu internet là (thật sự nó là như thế) một hệ thống toàn cầu của những mạng lưới máy tính được kết nối dày đặc với nhau – cùng với trí tuệ của những người dùng – thì hệ thống toàn cầu này nên đưa ra một loại “trí thông minh tập hợp” mới như một tài sản nổi trội. Đây là suy nghĩ nghiêm túc nhưng cũng không kém phần thú vị.

Link sách tại thư viện

10. Remix: Làm Nghệ Thuật và Thương Mại phát triển trong Nền Kinh Tế Tương Lai (Remix: Making Art and Commerce Thrive in the Hybrid Economy) – Lawrence Lessig

Quyển sách hay nhất được viết trên sự tương phản cơ bản được ngầm hiểu trong môi trường mạng. Chúng ta có luật “Sở hữu trí tuệ” (Intellectual Property – IP) quy định trong một kỷ nguyên khi việc sao chép trở nên ngày càng khó khăn và tốn kém và đang cố gắng để áp dụng chúng trong một kỷ nguyên khi sao chép là một việc dễ dàng, phổ biến và miễn phí. Như ai đó đã từng chứng kiến, sao chép là một phần thiết yếu trong công nghệ kỹ thuật số như việc hít thở với động vật. Lessig lập luận rằng những nỗ lực nhằm đưa ông thần IP trở về chiếc đèn vừa lầm lạc và vô ích, cũng vừa ngu xuẩn vì nó sẽ loại bỏ chúng ta khỏi những khả năng sáng tạo của công nghệ số.

Theo Bookaholic

 

* Khuyễn mãi dành cho các bạn đọc:

- Giảm tới ~70% cho các bạn đọc khi sử dụng gói ưu đãi trước 

- Đọc sách không hạn chế với gói đọc sách trọn đời

- Các bạn có thể nhận sách miễn phí theo yêu cầu tại đây

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo