-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
10 hiệu sách tuyệt vời không thể bỏ lỡ
0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin
Dù bạn đang ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, dừng chân ở một hiệu sách luôn là một kỷ niệm rất thú vị – nhưng khi số hiệu sách đang ngày càng giảm đi, những cửa hàng sách bán lẻ với những đặc điểm riêng đáng nhớ dần trở thành những điểm đến thu hút cho du khách. Một số hiệu sách kỳ lạ nhưng tuyệt vời nhất trên thế giới đã được phát hiện – từ một cửa hiệu Alice Munro mở vào những năm 1960 đến một cửa hiệu thuộc đảo Santorini do một nhóm sinh viên Oxford mở ra. Dưới đây là những hiệu sách yêu thích được độc giả bình chọn.
1. Powell’s City of Books, Portland (Oregon, USA)
Hiệu sách huyền thoại ở Portland này là hiệu sách cũ lớn nhất thế giới – cửa hàng có giá trị to lớn và hấp dẫn nhất trong chuỗi hiệu sách bán lẻ lớn nhất thế giới. Khách hàng đến Powell’s còn được hướng dẫn bằng bản đồ. John R. Ewing Jr. đã khẳng định, “Thật tuyệt vời. Một cửa hàng đầy sách! Không giống những hiệu sách bình thường khác, Powell’s là kho tàng khổng lồ của những cuốn sách mà thậm chí bạn còn chưa nghĩ đến. Khi tôi đưa cha của cô giáo Anh văn đã về hưu đến đây, ông không tin vào mắt mình. Hiệu sách còn có một quầy cà phê và máy tính cổ để tìm sách. Đó chắc chắn là một thiên đường cho những ai nghiện sưu tầm sách!”
2. Acqua Alta, Venice (Ý)
Tại Acqua Alta (mực nước cao), thuyền, thuyền đáy bằng và ca nô trở thành những chiếc kệ chứa đủ loại sách mới và cũ. “Rất nhiều sách mới và sách cũ được xếp lẫn lộn trên tất cả mặt phẳng và trên tường; đôi khi chúng còn được dùng để trang trí.”
3. El Ateneo, Buenos Aires (Argentina)
Từ một nhà hát cũ trở thành một hiệu sách, toạ lạc ở thành phố Beunos Aires, El Ateneo vẫn giữ phần lớn vẻ đẹp hoa lệ trước kia. Được thiết kế vào năm 1919 bởi hai kiến trúc sư Peró và Torres Armengol và trở thành hiệu sách 81 năm sau đó, hiệu sách vẫn còn những khoảng trần cao có vẽ tranh, ban công, tranh điêu khắc và thậm chí cả phông sân khấu. “Bên trong El Ateneo, khách hàng phải giữ im lặng, như khán giả trước khi một buổi trình diễn bắt đầu. Ngồi trong quán cà phê, gọi một tách ‘cafecito’, xem lướt tờ thông tin giới thiệu thành phố Beunos Aires và tận hưởng sự tráng lệ độc đáo của hiệu sách này. Sân khấu đươc sử dụng làm khu vực đọc sách và uống cà phê, trong khi những khán phòng đơn của nhà hát trước kia được tận dụng làm những phòng đọc cá nhân.”
4. City Lights Books, San Francisco (California, USA)
Là một điểm đến tuyệt vời cho bất kỳ du khách nào khi đến tham quan San Francisco, City Lights do hai nhà thơ Lawrence Ferlinghetti và Peter D Martin mở ra vào năm 1953. Đó không chỉ là một điểm tụ họp của các tác giả thế hệ Bị Đánh Bại mà là hình ảnh thường thấy trong rất nhiều tác phẩm của họ. Là cửa hàng sách bìa mềm đầu tiên ở Mỹ, City Lights vẫn luôn xuất bản và kinh doanh sách, một truyền thống vẫn còn duy trì đến hôm nay với hơn 20 đầu sách mới được xuất bản mỗi năm. Từ hiệu sách, bạn có thể nhìn thấy quán Vesuvio Café nằm bên kia đường, nơi Kerouac, Ginsberg và bạn bè vẫn thường tụ tập.
5. Shakespeare and Company, Paris (Pháp)
Là hiệu sách có được nhiều đề cử nhất, Shakespeare and Co có tất cả mọi thứ bạn mong chờ: các tác phẩm văn học, những chương trình, sự kiện, trách nhiệm với cộng đồng và những trang lịch sử ấn tượng. Theo Jen Campell, tác giả của cuốn The Bookshop Book, Shakespeare and Co “chứa đựng tất cả những gì một hiệu sách cần có.” Hiệu sách tiếng Anh nhỏ xinh này nằm ở bờ trái của sông Seine, đối diện với nhà thờ Notre Dame, được George Whitman – một người Mỹ mở ra. Ông chia sẻ: “Tôi khai trương cửa hàng sách này như một người đàn ông viết một cuốn tiểu thuyết, xây dựng từng phòng như sáng tác từng chương và tôi mong muốn mọi người mở từng cánh cửa như cách họ mở một cuốn sách – một cuốn sách dẫn đến một thế giới diệu kỳ như trong trí tưởng tượng của họ.”
Nhưng nguồn cảm hứng cho hiệu sách lại đến từ Sylvia Beach, một người Mỹ khác làm nghề kinh doanh sách, người đã điều hành hoạt động của cửa hàng cùng với bảng hiệu đó vào năm 1919 (“một nơi tụ tập cho những tác giả nổi tiếng là người ngoại quốc lúc bấy giờ, kể như Joyce, Hemingway, Stein, Fitzgerald, Eliot, Pound – cũng như các tác giả Pháp nổi tiếng khác”). Sylvia Beach bị buộc phải đóng cửa hàng trong thế chiến thứ hai, sau khi bà từ chối bán sách cho một viên chức Nazi.
Độc giả Annah Legg chia sẻ: “Bên ngoài hiệu sách có người hát rong nên đám đông vẫn thường tụ tập. Nhưng bên trong hiệu sách chỉ có những kệ sách cao đụng trần và những tình nguyện viên trẻ hỗ trợ việc kinh doanh. Lầu trên là khu vực sách dành cho trẻ em, phòng đọc sách và một cây đàn piano. Những khoảng tường nào không bị lấp kín bằng sách thì lại dày đặc những mảnh giấy nhớ viết tay của những vị khách đã ghé thăm cửa hiệu, thể hiện tình cảm của họ với nơi này, con người và văn học của nó. Bạn không thể rời đi mà không mang theo cuốn sách nào và một cảm giác về một nơi thần kỳ và rất đặc biệt, một nơi không hề có dấu hiệu của công nghệ hiện đại.”
6. Strand, New York (New York, USA)
Nếu bạn ghé thăm thành phố này mà không bước chân vào hiệu sách ấn tượng này ngay bên cạnh Union Square, bạn đã bỏ lỡ một điều thú vị. Với hành lang và những kệ sách được trang trí sắc sảo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập sách khổng lồ cả sách mới và cũ, sách hiếm và sách sưu tầm và một chương trình sự kiện tuyệt vời.
7. Wild Rumpus, Minneapolis (Minnesota, USA)
Hiệu sách này có thể không phải là một điểm dừng chân tuyệt vời với nhiều người, nhưng Jen Campbell lại hoàn toàn mê mẩn: “Will Rumpus đầy những sách và… động vật. Tilly và Pip là hai con chuột nhỏ sống dưới tấm ván sàn trong một cái lồng bằng thuỷ tinh, bạn có thể thấy chúng chạy tự do trong đó. Còn có hai con sóc Nam Mỹ, tên Amelia và Mr. Skeeter; hai con chồn sương, Doodle và Ferdinand; ba con mèo, hai con chim bồ câu, ba con vẹt xám Úc, hai con gà, một con thằn lằn tên Spike và một con nhện đen lớn được gọi tên Thomas Jefferson. Cửa hiệu sách còn có một cái cửa nhỏ màu tím dành cho trẻ em ngay trên đó, để trẻ em có thể thấy hứng thú khi bước vào hiệu sách!”
8. Mr B’s Emporium of Reading Delights, Bath (UK)
Hiệu sách tại trung tâm thành phố Bath này không chỉ có rất nhiều sách, một không gian ấm cúng và những chiếc ghế bành thoải mái mà còn cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, trong đó nhân viên trao đổi với độc giả và giới thiệu những cuốn sách họ nghĩ phù hợp nhất với độc giả đó.
9. Word on the Water, trên các con kênh của London
Nếu không nhanh chân, bạn sẽ bỏ lỡ địa điểm này. Chúng tôi rất phấn khích khi chiếc thuyền sách này dừng lại trong chốc lát ngay bên cạnh văn phòng của chúng tôi. Kể từ khi Paddy Sreech bỏ công việc trước đó của mình năm 2011, hiệu sách nổi này đã xuất hiện quanh kênh Regent’s của London – phần lớn là gần nhà ga Paddington. Đừng dừng lại vì thấy hiệu sách có vẻ nhỏ (nó không thể nhỏ như thế – vì đó cũng là nhà của ông ấy!) – có rất nhiều sách được bán bên trong, cả mèo và thế giới âm nhạc tuyệt vời. Hiệu sách vừa có thông báo rằng sẽ có địa điểm cố định bên cạnh Granary Square, ở King’s Cross.
Screech chia sẻ rằng: “Đó là biểu tượng của sự đôc lập. Những hiệu sách là văn hoá và các hiệu sách tư nhân đang phải chật vật, không phải vì không có người mua – mà là vì thị trường đất đai điên rồ ngày nay. Bên cạnh đó, sống trên mặt nước, bên dưới thành phố vẫn luôn lành mạnh.” Chúng ta không nên quên đi những thuyền sách khác, như Book Barge ở gần Lichfield.
10. Hiệu sách trên 4 bánh
Cũng mang nguồn cảm hứng như những thư viện tự do, những hiệu sách nhỏ này mang sách đến độc giả khắp mọi nơi. Độc giả tình cờ tìm thấy hiệu sách của những người từ Arma de Instruccion Masiva (“vũ khí phá huỷ hàng loạt”, một dự án của một nghệ sĩ người Argentina, Raul Lemesoff) ở Argentina – và giờ có tin cho rằng họ đang ở Bỉ. Chúng ta cũng tự hào với chiếc xe sách của Tell a Story và Dylan Mobile Bookstore.
Theo The Guardian