15 câu nói của Ta-Nehisi Coates khiến bạn muốn đọc “Between The World And Me”

0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin

Các bình luận xã hội hết sức thẳng thắn của Coates đề cập đến những vấn đề thực tế khi là một người da đen ở Mỹ.

Nhà phê bình văn hóa và nhà báo Ta-Nehisi Coates, là người đã truyền cảm hứng cho chúng tôi – và nhiều người khác – bằng những tác phẩm viết về sự giao thoa giữa chính sách và chủng tộc, và cách mà chúng được áp dụng trong thực tế hiện nay. Coates đã lọt vào danh sách “30 người có ảnh hưởng nhất trên Internet” của tạp chí TIME trong năm nay, và thậm chí được xếp hạng cao hơn cả Kim Kardashian hay Tổng thống Obama.

Trong cuốn hồi ký sắp ra mắt của mình, Between The World And Me (tạm dịch: Giữa thế giới và tôi,) Coates nghiên cứu tình cảnh bị gạt ra bên lề xã hội của cộng đồng người Mỹ da đen, đồng thời đưa ra những suy ngẫm về trải nghiệm của cá nhân mình. Cuốn sách, phần nào như lời anh nhắn gửi đến cậu con trai của mình, đã giành được nhiều lời khen ngợi. Bìa sách nổi bật với lời khen ngợi từ chính Toni Morriso, cô đã viết:“Nhất thiết phải đọc cuốn sách này.”

Chúng tôi đã tập hợp một số câu nói nổi tiếng nhất của Coates. Chúng như một lời nhắc nhở chúng ta về ngôn từ và sự hiểu biết trí tuệ mà Coates đã chia sẻ trong nhiều năm, qua nhiều thể loại bài viết và kênh thông tin – dù là một bài viết chi tiết tới 10.000 từ như The Case for Reparations (tạm dịch: Chuộc lỗi) hay một đoạn ngắn chỉ vẻn vẹn 140 từ chỉ trích sự thiếu hiểu biết về phân biệt chủng tộc, tất cả những bình luận xã hội thẳng thắn của Coates đề cập đến những vấn đề trong thực tế khi là một người da đen ở Mỹ.

“Điều chúng ta tìm kiếm không phải là một thế giới nơi người da đen và người da trắng sống hòa thuận cùng nhau, mà là một thế giới trong đó hai từ “đen” và “trắng” không mang chút ý nghĩa chính trị nào.”

– “There Is No Post-Racial America” (tạm dịch: Không có hậu phân biệt chủng tộc ở Mỹ), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Nhiều người thích mỉa mai lịch sử, và cố ra vẻ rằng đó chỉ là vấn đề của vài thằng ngốc. Không. Đó là vấn đề của cả một đất nước.”

– Ta-Nehisi Coates, đăng trên Twitter

“Sau tình trạng kỳ thị, sự cô lập đối với người bị gây thương tích và bị cướp bóc, là sự chú ý đến những hoàn cảnh thiệt hại. Nếu một nước Mỹ không phân biệt chủng tộc gặp phải tình trạng đói nghèo cùng với mọi hệ lụy của nó lan rộng trên toàn quốc thì sẽ chẳng có sự thiên vị nào về màu da. Nhưng trong thực tế, những gì người ta chú ý đến đói nghèo lại kèm theo sự chú ý vào màu da.”

– “The Case for Reparations” (tạm dịch: Chuộc lỗi), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

Link sách tại Thư viện

“Con người cũng có xu hướng tìm đến cộng đồng để được vui vẻ, và trong phạm vi của các mối quan hệ cộng đồng, từ ngữ – thường là những từ mỉa mai và tự xem coi thường mình – lại luôn bị xuyên tạc khi chúng được kẻ khác thốt ra.”

– “In Defense of a Loaded Word”, (tạm dịch: Bảo vệ một từ đầy sức nặng) bài đăng trên tạp chí New York Times Magazine

“Lũ khốn nạn ấy nghĩ rằng bông được thu hoạch là nhờ ma thuật”

– Ta-Nehisi Coates, đăng trên Twitter

“Tất cả những gì con cần hiểu đó là cảnh sát mang trong mình quyền lực của nhà nước Mỹ và ảnh hưởng nặng nề của sự kế thừa lịch sử nước Mỹ, và những điều đó khiến cho trong số những người chết hàng năm, một con số phi lý và khó có thể kiểm soát được sẽ là người da đen.”

– “Letter To My Son”, (tạm dịch: Thư gửi con trai), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Cách tiếp cận tiêu chuẩn mới hiện nay là kết hợp những lời công kích mang tính đạo đức có ý thức sắc tộc với một chính sách công không phân biệt chủng tộc.”

– “Color-Blind Policy Color-Conscious Morality”, (tạm dịch: Chính sách không phân biệt chủng tộc; Đạo đức có ý thức sắc tộc), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Đừng bao giờ quên rằng chúng ta đã sống cuộc đời nô lệ ở đất nước này còn lâu hơn khoảng thời gian chúng ta được tự do. Đừng bao giờ quên rằng trong suốt 250 năm người da đen được sinh ra trong xiềng xích – thêm hàng thế hệ nối tiếp không biết gì ngoài xiềng xích.”

– “Letter To My Son”, (tạm dịch: Thư gửi con trai), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Chẳng có khía cạnh nào trong “di sản” của Liên minh miền Nam mà lại không nhơ bẩn . Các di sản là đặc quyền của người da trắng.”

– Ta-Nehisi Coates, đăng trên Twitter

“Tôi là một cậu bé da đen sống trong thời kỳ cao điểm của “kỷ nguyên ma túy”(*), có nghĩa là giáo viên của tôi sẽ coi giáo dục là ranh giới giữa những người sẽ thành công ở Mỹ, và những kẻ lớn lên chỉ biết đến nhà tù, mang thai ở tuổi vị thành niên và giết người.”

(*) “Kỷ nguyên ma túy”: khoảng từ năm 1984 đến đầu những năm 90.

– “School as Wonder, or Way Out” (tạm dịch: Trường học là điều kỳ diệu, hay một lối thoát), bài đăng trên tạp chí New York Times

“Những lời than vãn về “căn bệnh da đen”, lời chỉ trích các gia đình người da đen của các học giả và trí thức, là hết sức sáo rỗng trong một đất nước mà sự tồn tại từ trước đến giờ là dựa trên việc tra tấn của những ông bố da đen, cưỡng bức những bà mẹ da đen, và buôn bán những đứa trẻ da đen. Một đánh giá trung thực về mối quan hệ của nước Mỹ với các gia đình da đen cho thấy rằng đất nước này không phải là người nuôi dưỡng, mà là kẻ hủy diệt họ.”

– “The Case for Reparations” (tạm dịch: Chuộc lỗi), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Cách tiếp cận mới đối với chính sách, thứ trực tiếp bàn đến các ảnh hưởng của đặc quyền thống trị của da trắng, là rất đơn giản – nói về các tầng lớp và hy vọng rằng sẽ chẳng ai chú ý.”

– “Color-Blind Policy Color-Conscious Morality”, (tạm dịch: Chính sách không phân biệt chủng tộc; Đạo đức có ý thức sắc tộc), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Để ngăn chặn việc tạo điều kiện cho sự áp bức, người da đen chúng tôi đòi hỏi mình phải sống tốt gấp đôi. Để ngăn chặn việc cho phép các định kiến, người da đen chúng tôi cam kết sẽ không bao giờ ăn một miếng dưa hấu(*) trước mặt người da trắng.”

(*) Watermelon stereotype: là một trong những định kiến mang tính kỳ thị chủng tộc, người da đen thường được xem có khẩu vị đặc biệt khác thường khi ưa thích dưa hấu, gà rán, bánh mì ngô, Kool Aid, rượu nho…

– “In Defense of a Loaded Word”, (tạm dịch: Bảo vệ một từ đầy sức nặng) bài đăng trên tạp chí New York Times Magazine

“Chỉ ra những thiếu sót về đạo đức của người da đen trong khi bỏ qua những khiếm khuyết của chính phủ trong suốt nhiều thế kỷ chẳng khác nào trò nhử mồi lật lọng.”

– “Color-Blind Policy Color-Conscious Morality”, (tạm dịch: Chính sách không phân biệt chủng tộc; Đạo đức có ý thức sắc tộc), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

“Phần thưởng lớn nhất của sự chất vấn không ngừng này, cuộc đối đầu với sự tàn bạo của đất nước chúng ta, là nó đã giải thoát cha khỏi những bóng ma và những câu chuyện hoang đường.”

– “Letter To My Son”, (tạm dịch: Thư gửi con trai), bài đăng trên tạp chí The Atlantic

Theo Huffington Post

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo