8 sự thật kì lạ về lịch sử của thư viện

0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin

“Dấu hiệu đặc trưng của các thư viện công cộng – những cuốn sách in, với những trang sách hấp dẫn được đóng bìa đẹp đẽ từ hàng thế kỷ nay – đang dần bị gạt sang một bên bởi sự xuất hiện của những cuốn sách điện tử”. Đó là sự thật. Và với việc thiêu hủy hàng trăm hàng ngàn ấn bản trên khắp các nước phương Tây xảy ra, thư viện ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của “giới tri thức nói chung.”

Như vậy, tất nhiên chúng cũng trở thành mối quan tâm của giới tri thức chuyên ngành. May thay, hai mối quan tâm này lại gặp nhau ở một điểm: The Meaning of the Library (tạm dịch: Ý nghĩa của thư viện), một bộ sưu tập tuyệt vời những bài luận về lịch sử văn hóa của thư viện trong thế giới phương Tây, do Alice Crawford biên soạn và Princeton University Press xuất bản tháng này. Một trong nhiều ưu điểm của bộ sưu tập này là, nó đặt sự tồn tại quý giá của thư viện đương đại vào dòng chảy lịch sử lâu dài đầy biến động và những điều kỳ bí. Dưới đây là một vài mẩu lịch sử được trích trong The Meaning of the Library.

Thư viện của Aristotle đã bị hủy hoại trong tay những kẻ dốt nát

“Giấy cói (papyrus), được sử dụng để ghi chép hầu hết các cuốn sách Hy Lạp và Latin cổ xưa, vì là chất liệu hữu cơ nên dễ bị mục nát, rách và hao mòn. Aristotle đã trao quyền thừa kế thư viện cá nhân của ông cho người học trò tên Theophrastus, nhưng sau hai thế hệ, tập hợp các cuộn giấy ấy lại rơi vào tay một số “kẻ tầm thường” ở Scepsis, Tiểu Á, và những kẻ này không biết cách giữ gìn những trang sách quý giá ấy.”- Edith Hall

Thư viện công cộng đầu tiên có thể đã được lập ra bởi một trong những học trò tệ hại của Plato

“Thư viện công cộng đầu tiên có thể đã được thành lập bởi Clearchus, tên bạo chúa của Heraclea tại bờ nam Biển Đen, kẻ đã qua đời vào năm 353 Trước Công nguyên. Tên bạo chúa Hắc Hải này đã học tập tại Athens, dưới sự chỉ dạy của hai nhà trí thức hàng đầu thời đó, Plato và Isocrates. Tương truyền việc hắn xây dựng thư viện có liên quan tới quan điểm cổ xưa rằng người Hy Lạp vùng Biển Đen luôn lo âu né tránh những lời buộc tội rằng họ sống trong nền văn hóa trì trệ.”- Edith Hall

Bất luận bạn đã đọc gì trên Wikipedia, thì những Bánh xe giá sách (Reading wheel hay Wheel Desk), đôi khi được coi như tiền thân của sách điện tử và thư viện điện tử, đã xuất hiện vào khoảng những năm 1300. Vua Charles V còn sở hữu cả phiên bản xa xỉ.

“Hình ảnh thứ hai đặc biệt nổi bật là bức họa vị vua nổi tiếng Charles V của nước Pháp … Ông được minh họa đang ngồi trong một phòng nghiên cứu hoặc phòng làm việc cá nhân, bên cạnh là một giá sách ba tầng. Chân đế của nó được đặt trên một bục kiêm chỗ để chân, bao gồm những giá đỡ và một bề mặt để kê chúng. Phần trên cùng là một bục giảng kinh hai mặt, các cuốn sách được đặt ở một độ cao thích hợp dễ dàng cho việc đứng đọc. Bánh xe giá sách, đôi khi có trục quay, cho phép điều chỉnh độ cao các thanh ngang đặt sách, cũng khá phổ biến trong những bức họa miêu tả thời trung cổ khác … [chúng] thường được mô tả có ba hoặc bốn cuốn sách, đôi khi năm hoặc sáu. Nhưng tấm này, ngược lại, lại đầy tự hào với mười cuốn sách và rõ ràng muốn cho ta thấy một bộ sưu tập sách đáng kể – và ngụ ý rằng, chủ nhân của nó cũng là một học giả lớn.”- Richard Gameson

Ngay cả sau khi máy in ra đời, các thư viện thời kì Phục hưng vẫn trong tình trạng kinh hoàng…

“Đa số sách xuất bản trong thời kì Phục Hưng là nạn nhân của những mối nguy tầm thường như: chuột cống và các loại chuột, chim và bướm đêm, sâu mọt hoặc không khí ẩm thấp. Hỏa hoạn, được đem ra đọc nhưng lại không được quan tâm đúng mức, tất cả đều góp phần làm hư hại sách. Nhưng việc này lại là minh họa sống động cho khoảng cách giữa những lời hoa mỹ của giới đọc sách theo đòi chủ nghĩa nhân văn và những gì mà người tìm cách xây dựng thư viện phải trải nghiệm trong thực tế. Người ta vẫn nghĩ rằng sự phát minh ra máy in trong thế kỷ 15 và sự gia tăng ồ ạt số lượng sách, sẽ mở ra một thời đại mới tuyệt vời cho thư viện. Trên thực tế, điều đã xảy ra hoàn toàn trái ngược. Rất nhiều trong số các bộ sách tuyệt vời thời Phục hưng đã bị hư hại, là nạn nhân của những kẻ lợi dụng, cạnh tranh chính trị, hay sự thờ ơ. Vào thế kỷ thứ 16, thư viện … đã có một bước lùi”- Andrew Pettegree

… và giới nhà giàu không còn quan tâm đến sách vì số lượng quá dồi dào của chúng lúc bấy giờ

“Sự dồi dào trông thấy của sách chính là nguyên nhân lớn nhất đã làm tuyên án tử đối với thư viện thời Phục hưng. Trước khi công nghệ in ấn xuất hiện, việc tạo ra một thư viện là công trình cả một đời … trước năm 1500 chỉ có 9 triệu ấn phẩm được lưu hành… Tính từng quốc gia, đến năm 1600, số lượng sách được in trên toàn châu Âu lên đến khoảng 345.000 ấn bản khác nhau: tương đương 180 triệu sản phẩm in … Bỗng nhiên sách không còn là điều kì diệu nữa.”- Andrew Pettegree.

Bản quyền sách đã góp phần đưa đến thời kỳ khai sáng và cung cấp sách cho thư viện

“Các nhà xuất bản lậu hiếm khi cố để sản xuất ra một cuốn sách giống y như bản gốc. Họ tạo ra hàng loạt ấn bản dành cho giới bình dân, loại bỏ cái mà họ gọi là “nghệ thuật trình bày bản in cao cấp”. Các nhà xuất bản này sử dụng kiểu phông chữ in tương đối rẻ, bỏ đi các nét trang trí và các hình minh họa, thường xuyên rút gọn văn bản. Vì không trả bất cứ lệ phí tác giả nào và được sử dụng các loại giấy rẻ tiền, họ có thể bán các ấn bản đặc quyền với giá rẻ hơn, kể cả khi phải đưa lậu sản phẩm của họ vào Pháp … Có lẽ phải đến một nửa số sách được bán ra ở Pháp trong suốt 20 năm trước Cách mạng – mọi loại tài liệu hiện hành, trừ sách bỏ túi được các hàng rong rao bán, tiểu luận tôn giáo hay luận án chuyên nghiệp – đều là hàng in lậu.”- Robert Darnton

Các thủ thư người Anh trong Kỷ nguyên Georgia rất ghét tiểu thuyết và muốn nghiêm cấm loại sách này ở thư viện công cộng tiền cận đại

“Nhưng vấn đề phổ biến nhất … là những cuốn tiểu thuyết, một hình thức văn chương mà từ giữa thế kỷ, thời đại cho Tom Jones của Fielding, Pamela của Richardson, và The Man of Feeling của Mackenzie, đã vượt mặt tất cả các thể loại trước nó trong thị hiếu công chúng, đủ để trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều nhà phê bình… Thông thường, vấn đề với những tiểu thuyết này gồm có 2 phần. Một là những tiểu thuyết kể chuyện này dường như được xây dựng nên bởi các tác giả khéo chi phối người khác và suy đồi về đạo đức, để xúi giục và biện hộ cho những lối hành xử xấu xa và cổ súy độc giả giải phóng cảm xúc, qua những lời lẽ kích động trắng trợn. Những lo lắng khác, liên quan chặt chẽ đến mối bận tâm trên, là loại văn học như vậy cũng đồng thời thường có sức hấp dẫn lớn hơn và do đó xui khiến những độc giả yếu tâm lý, dễ bị tổn thương đi vào con đường lầm lỗi, đặc biệt là phụ nữ, người trẻ, và –  theo một nhận định thú vị về thời Georgian – những người đầy tớ … “- David Allan

Tính bất hợp pháp của các thư viện khiêu dâm tư nhân ở nước Anh thế kỷ 19 đã dẫn tới những kiệt tác của tình dục học thời Victoria

“Các bộ sưu tập cần được giữ kín nhất chính là sách khiêu dâm – vốn bị coi là hành vi phạm tội cho đến cuối thế kỷ 20… Có hai cái tên nổi tiếng trong thế kỷ 19 nhờ các tác phẩm văn học khiêu dâm đầy ắp thông tin về vấn đề nhạy cảm này. Một là Richard Monckton Milnes … và hai là Henry Spencer Ashbee … là một người vừa trí thức vừa quan tâm sâu sắc đến vấn đề nhục dục, [Ashbee] đã sưu tập sáng tác của Cervantes và sách khiêu dâm. Đối với thể loại thứ hai này, ông lấy bút danh là “Fraxinus”… và tên chơi chữ thô tục “Pisanus Fraxi”, với cái tên này, ông đã viết tác phẩm kinh điển của mình – một bộ chuyên đề “Sách cấm” gồm 3 tập… Và cũng hợp lý khi cho rằng Ashbee là tác giả của sáng tác khiêu dâm đồ sộ My Secret Life (tạm dịch: Đời sống bí mật của tôi), được xuất bản thành 11 tập từ năm 1888 đến năm 1894 tại Amsterdam… Công trình ấy, vừa hư cấu vừa thực tế, với thể loại đặc biệt của nó, chính là một kiệt tác của văn học thời Victoria.” – John Sutherland

Theo Bookaholic

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo