99% suy nghĩ trong đầu là vô dụng nhưng chúng đang kiểm soát cuộc sống chúng ta

0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin

Nhà tâm lý học và triết học tiên phong người Mỹ, William James, đã có một nhận định rằng:

Rất nhiều người cho rằng họ đang suy nghĩ, nhưng thực chất những gì họ đang làm chỉ đơn thuần là sắp xếp lại định kiến trong cuộc sống của họ mà thôi.

Những người theo chủ nghĩa thực dụng tin rằng tâm trí, đầu óc chỉ là công cụ. Nó nên làm việc và giúp ích cho mỗi con người, chứ không phải sản sinh ra vô số suy nghĩ ảnh hưởng cuộc sống chúng ta. Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng nếu mọi bạn thử điều khiển đầu óc mình hoàn toàn nghe lời, không suy nghĩ lung tung, thì sẽ thấy rằng để làm được điều này không hề đơn giản.

Nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều đó nếu như bạn sự nhẫn nại tập luyện. Nó là một kỹ năng. Và đây là một trong những điều quan trọng và thực tế nhất mà bạn có thể học được trong đầu. Trước khi học được nó, tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về mọi thứ:

“Ông Sếp đánh giá gì về mình nhỉ?”

“Nếu giờ mất việc làm thì sống sao hả trời?”

“Cô ấy có yêu mình không?”

“Chắc cô ấy chẳng quan tâm mình đâu”

“Mình thất bại hoài.”

“Sao cuộc sống của mình có thể thảm đến vậy?”

“Sao cuộc sống của mình sướng thế mà nhìn xung quanh đều thấy người ta sống chán quá vậy?”

“Lỡ bác sĩ phán mình bị ung thư thì sao?”

“Làm việc mà chẳng quan tâm lắm công việc. Mình có bị sao không vậy?”

“Chẳng làm được gì đến nơi đến chốn cả. Chán quá đi.”

Và danh sách có thể kéo dài mãi. Và tất cả những câu hỏi, suy nghĩ này sẽ khiến bản thân bạn cảm thấy tội lỗi, tức giận và đau khổ. Và liệu chúng có mang lại lợi ích thực tế nào không? Có không bạn?

Không, chắc chắn là không.

Vậy suy nghĩ nào mới là suy nghĩ có ích. Chỉ có 2 loại thôi bạn à:

1. Suy nghĩ cách để giải quyết vấn đề: Mỗi vấn đề, nói cho cùng, chỉ là một câu hỏi chưa có lời giải. Dùng suy nghĩ, tâm trí để tìm ra lời giải là cách thiết thực nhất. Trên thế giới này, có rất nhiều "câu hỏi" như vậy.

2. Hiểu được kiến thức:  Đọc nhiều chưa chắc đã hiểu nhiều. Kiến thức chỉ được xem là hiểu khi có thể chuyển đổi kiến thức sang một loại ngôn ngữ mà bản thân có thể hiểu được rõ ràng và áp dụng được vào cuộc sống, cải thiện công việc, sự nghiệp, quan hệ với người xung quanh...

Vâng, hết rồi bạn. Những suy nghĩ khác ngoài 2 loại này, bạn có thể lờ nó đi.

Nếu bạn cứ suy nghĩ vẩn vơ từ giây này sang giây tiếp theo mà không thể nào kiềm chế được, bạn phải tập luyện để mang đống suy nghĩ này ra khỏi đầu. Nếu không bạn sẽ phải cần tới bác sĩ tâm lý. Vì ai cũng thế, không có ngoại lệ.

                                                        

"Vậy làm thế nào để tôi luyện suy nghĩ của mình?"

Nâng cao nhận thức. Đây là cách để bắt đầu. Bạn tập cách nhận thức được các luồng suy nghĩ trong đầu của mình và phát hiện ra khi nào suy nghĩ đi lạc ra ngoài 2 loại suy nghĩ có ích đã kể. Hãy một lần, làm người ngoài, "quan sát" xem bản thân suy nghĩ cái gì và như thế nào.

Chỉ quan sát, đừng đánh giá, đừng nghĩ bản thân mình ngu ngốc hay gì cả vì làm như vậy, bạn sẽ sinh ra những suy nghĩ khác rồi lại lẩn quẩn trong mớ hỗn độn suy nghĩ mà thôi. Việc bạn cần làm là nhìn nhận dòng suy nghĩ đó. Khi chắc chắn đã suy nghĩ xong, hãy tự nói với bản thân câu này "Suy nghĩ này cũng được nhưng thôi, trở về thực tại cái đã". 

Nếu bạn có thể thay đổi tâm trí mình thì bạn cũng có thể thay đổi cuộc đời mình

- William James

.

Bạn đã trở lại thực tại chưa? Đã lờ mờ được những dòng chữ này trên màn hình chưa? Cảm nhận được chiếc điện thoại trên tay chưa? Bước cuối cùng là bạn cần quyết định xem mình dùng những gì vừa suy nghĩ được vào thực tiễn cuộc sống thế nào.

Vâng, đây chính là cách "dùng não để suy nghĩ", chứ kiểu ngồi mông lung mà rất nhiều người vẫn hay làm là cách "suy nghĩ" rất có hại. Bạn tin đi, đây là công cụ quyền lực nhất trên thế giới này.

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo