-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Đọc sách cứu rỗi tù nhân khỏi chốn ngục tù
0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin
Lệnh cấm gửi sách cho tù nhân vừa được dỡ bỏ như một lời nhắc nhở rằng: sách đã quan trọng như thế nào khi tôi bị giam ở nhà tù…
Việc gỡ bỏ lệnh cấm gửi sách cho tù nhân chính thức có hiệu lực vào thứ 3 tuần này, cũng là điểm chấm dứt cho một trong những chính sách phi lý và khó hiểu nhất trong dạo gần đây của ngài Bộ trưởng Tư pháp. Nghĩ về bản thân mình, cuộc sống trước và sau khi vào nhà tù thật khác biệt, khác đến nỗi tôi còn chẳng nhận ra được liệu có phải là mình hay không. Và từ sâu thẳm trong trái tim, tôi hiểu rằng thì sẽ không có những sự khác biệt lớn lao đến thế nếu không có sự dạy bảo từ những trang sách.
Hồi năm 2008, tôi viết một bài cảm nhận về cuốn sách “The Grass Arena”, câu chuyện về hành trình tìm lại cuộc đời của John Healy – trước đây là một kẻ lêu lổng vô cư – nhờ trò cờ tướng. “Cuộc sống có thể rẽ sang một hướng khác nếu bạn đọc được một quyển sách tốt” là cách tôi bắt đầu mạch cảm nhận ấy. Trước đó 18 năm, khi còn đang vật vã với án tù 6 năm, một cảnh sát thử việc đã gửi đến tôi cuốn sách về Healy với dòng chữ bên trong bìa: “Hãy đọc và anh sẽ cảm thấy đầy cảm hứng từ những gì ông ta đã làm được”.
Tôi đọc và thật sự: tôi đã được truyền cảm ứng. Và càng không thể tin được sau một khoảng thời gian đằng đẵng, bài cảm nhận của tôi năm này lại giúp cho “The Grass Arena” hồi sinh lần nữa khi nhà xuất bản Penguin đã tái bản và đưa tác phẩm vào tuyển tập kinh điển thời hiện đại. Cuốn sách thật sự vẫn là một nguồn cảm hứng vô tận, không chỉ cho lớp người như tôi mà còn cho lớp trẻ hôm nay.
“Hành trình trở thành chính mình mới gian nan làm sao!”. Tôi đã nhận ra điều này rất lâu trước khi đọc về John Healy. Đó là năm đầu tiên trong ngục Wandsworth và suốt 23 tiếng một ngày tôi bị giam trong phòng. Không kỹ năng, không tài cán gì hơn người, nhưng tôi có thể đọc. Và suốt khoảng thời gian ấy chắc chắn nếu không nhờ sáu cuốn sách mỗi tuần mượn từ thư viện thì tôi đã chẳng sống sót hay có lẽ là chỉ biết treo ngược mình lên xà giam suốt mùa Giáng sinh như anh bạn phòng giam phía trên.
Lúc đầu, việc đọc – đối với tôi – chỉ là đơn thuần là mở sách ra, đưa từng câu chữ vào đầu mình mà chẳng cần đắng đo, suy nghĩ điều gì cả. Thế rồi một ông bạn cho tôi mượn cuốn “Prisoner of Honour” – một câu chuyện thú vị về vụ Dreyfus được viết bởi David Levering Lewis. Cuốn sách làm tôi phải động não; hơn cả thế, nó thay đổi cả cách tôi nhìn nhận cuộc đời.
Những gì tôi còn nhớ về mình của thuở trước khi vào tù là một con người dũng khí không có, ngay thẳng cũng không. Nhưng ở Dreyfus, ông lại có cả hai đức tính tốt đẹp đó. Là một người lính tận tụy của nước Pháp, thế nhưng ông lại bị bỏ tù chung thân trên hòn đảo Devil chập hẹp nhỏ bé sau khi bị vu cho tội gián điệp. Và suốt năm năm trước khi được chứng minh vô tội, ông phải trải qua biết bao nhiêu hoàn cảnh thiếu tốn và khắc nghiệt nhất mà con người có thể nghĩ ra cho một tù nhân. Đọc và cảm nhận những gì Dreyfus trải qua, bỗng từng cái bàn, ghế, cả cái bồn vệ sinh trong phòng giam Wandsworth này mới trở nên đầy đủ và sang trọng biết bao …
Quan trọng hơn hết, hình ảnh về Dreyfus cùng sự bất khuất khiến tôi muốn trở thành một người đàn ông tốt hơn. Câu chuyện cũng đã nhóm trong tôi một sự khát khao, rằng nếu tôi còn đủ thời gian và có được tự do, tôi sẽ tìm đến nhà tù trên đảo Devil và ngắm nhìn qua ô cửa sổ phòng giam giống như Dreyfus, biết bao nhiêu lần, dõi nhìn nước Pháp yêu dấu qua ô cửa này. Và niềm mong ước đó đã trở thành hiện thực khi tôi được thả khỏi nhà tù vào năm 2006.
Sau đó không lâu, tôi viết thư cho Lewis và kể cho anh ấy nghe những gì tôi học được từ “Prisoner of Honour”. Trong thư hồi đáp, anh viết: “Những cảm nhận của anh là minh chứng xác đáng nhất và đầu tiên tôi nhận được, cho thấy rằng ít nhất sách của tôi cũng đã làm ai đó thấy khá hơn. Chắc chắn rằng niềm trân trọng ấy của anh sẽ theo tôi suốt cuộc đời cầm bút này.”
Khi quỹ từ thiện “Give a Book” mời tôi chọn một quyển sách xứng đáng là quyển sách của tháng, tôi đã chọn quyển “Prisoner of Honour” và đóng góp luôn cả cuốn sách đã theo tôi suốt 29 năm kể từ lúc ở phòng đọc sách của nhà ngục “Wormwood Scrubs”. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ cho người khác niềm cảm hứng như những gì nó đã làm đối với tôi!
Đó là những tựa sách tôi nhớ nhất lúc còn ở tù. Thế nhưng cũng còn rất nhiều tác phẩm khác đáng để đọc như “Soledad Brother” – lá tâm thư của George Jackson, “Crime and Punishment” của Fyodor Dostoyevsky, “Borstal Boy” của Brendan Behan hay “In the Belly of the Beast” của Jack Henry Abbott. Những cuốn sách này sẽ rất phù hợp cho nhưng những ai muốn tìm lại bản thân cho dù vì bất cứ lý do gì nữa. Thật sự 20 năm sau thanh sắt lạnh lẽo là một thử thách đường dài về sự sinh tồn, nhưng tôi luôn biết ơn đến những nhân viên nhà tù đã giúp tôi trở thành người mà tôi đáng lẽ phải trở thành sớm hơn. Không có họ, và cũng như không có những cuốn sách, thì chắc cũng không có tôi của ngày hôm nay
Theo The Guardian